Mang những nét đẹp đặc trưng của một khu tiểu cảnh, vườn treo bên cửa sổ đang được nhiều gia đình lựa chọn để tạo mảng xanh cho ngôi nhà và hòa mình với thiên nhiên, gió trời trong những phút thư giãn…
Mang những nét đẹp đặc trưng của một khu tiểu cảnh, vườn treo bên cửa sổ đang được nhiều gia đình lựa chọn để tạo mảng xanh cho ngôi nhà và hòa mình với thiên nhiên, gió trời trong những phút thư giãn…
Thay vì quá tận dụng diện tích cho việc ở, những bức tường dày cô quạnh của các ngôi nhà hiện đại đã được trổ nhiều cửa sổ hơn để gia chủ (trong điều kiện cho phép) có thể trồng hoa. Càng ngày càng có nhiều thiết kế chú trọng đến việc làm mới cho cửa sổ như khung viền bao quanh, kích thước, vật liệu xây dựng hiện đại…
Tuy nhiên những chậu hoa mang dáng dấp hiện đại treo bên cửa sổ có thiết kế cổ điển lại đang được nhiều ngôi nhà lựa chọn. Một căn phòng sẽ khô lạnh nếu không có tiểu cảnh. Những “đôi mắt” của ngôi nhà sẽ không có hồn nếu thiếu đi những “hàng mi” hoa…
Có rất nhiều kiểu thiết kế cho một vườn treo bên cửa sổ. Từ những miếng tôn ghép, những chậu cây bằng gốm, đặt trong một “lồng” sắt sơn đen được tạo theo nhiều kiểu hoa văn khác nhau; những mảnh gỗ ghép tự nhiên hay những bồn hoa được xây dựng gạch trần… kết hợp với sỏi đá, rong rêu phủ màu thời gian là có thể tạo cho ngôi nhà những hình ảnh thật đáng yêu.
Để làm đẹp các khung cửa được trổ ở những bức tường dày hoặc cửa sổ có bệ thì các kệ treo đặt những bồn hoa, chậu hoa, cây cảnh thấp thoáng ngay khung của làm cho không khí trong phòng trở nên dễ thở, thiên nhiên như gần gũi với căn n
Đa số các biệt thự đều có bồn hoa đúc ở cửa sổ và quanh chân tường rất hài hòa, đẹp mắt. Các biệt thự ít đất thì thường có bồn hoa ghép treo ở trước các cửa sổ. Nó tạo nên một sắc điểm tô cho căn nhà nhìn từ ngoài vào. Nhưng một ngôi nhà phố hoặc một ngôi nhà khiêm tốn về diện tích thì việc thiết kế và xây dựng những bồn hoa bên cửa sổ khó khăn hơn.
Tuy nhiên, có rất nhiều giải pháp tối ưu để lựa chọn. Có thể đó là những chậu hoa nho nhỏ, những khung sắt gắn vào tường, hay những hộp gỗ xinh xinh cũng là một cách thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự lãng mạn của gia chủ. Buổi sáng, mở cửa sổ đón nắng vào nhà, bạn sẽ nhìn thấy trước mặt là chậu cây leo rủ nhánh xuống và hoa lá đang khoe sắc, cảm giác thật khoan khoái và dễ chịu.
Cây, hoa trồng bên cửa sổ phải đẹp và có khả năng sống được lâu trong mọi điều kiện thời tiết. Những loại cây như thế không nhiều, nên ngoài việc chọn cây, còn phải có óc thẩm mỹ để bố trí sao cho đẹp.
Tùy theo điều kiện ánh sáng, người ta thường chọn một số chủng loại cây để trồng như địa lan, trầu bà, tiếu hồng môn, hoa giấy, đồng tiền, hoa mười giờ, tigôn, dây cát đằng, đậu biếc, bìm bìm, thường xuân, quỳnh anh, dây huynh đệ hoặc cũng có thế là cây chanh dây cho tán rủ và trái ăn.
Danh mục: Thông tin về Cửa
Tin tức, phong thủy … về cửa
Các tiêu chí lựa chọn cửa sổ
Cửa sổ là một yếu tố quan trọng trong mỗi ngôi nhà, có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh. Hiện nay, có nhiều loại cửa sổ và mỗi loại có những đặc tính riêng, phù hợp với từng nhà và tùy mỗi tính cách người sử dụng.
Cửa sổ có những chức năng khác nhau như lấy ánh sáng, ngăn ánh sáng…
Khi quyết định sử dụng loại cửa sổ nào, cần tìm hiểu kỹ về hướng địa lý, nhu cầu về thông gió và ánh sáng của từng phòng, hình thức kiến trúc trong và ngoài nhà để có được sự tối ưu của cửa sổ. Một điểm cần lưu ý nữa là dù bất kỳ loại cửa sổ nào cũng nên có ô văng hoặc gờ chắn nước để bảo vệ cửa sổ và tránh mưa hắt vào phòng. Có thể phân loại cửa sổ theo những tiêu chí sau:
Theo chức năng sử dụng
Cửa sổ lấy sáng: cửa kính hoặc những vật liệu khác mà ánh sáng có thể xuyên qua. Cửa sổ loại này nên dùng ở các mảng tường có hướng Bắc, Đông Bắc hoặc Nam – những hướng ít bị ảnh hưởng của ánh nắng gắt mùa hè. Nên sử dụng kèm theo rèm, mành để điều chỉnh được lượng ánh sáng cho phù hợp.
Cửa sổ ngăn sáng: cửa dạng panô đặc (gỗ, kim loại, nhựa), có lá chớp (chớp cố định hoặc chớp lật). Loại cửa sổ này nên dùng ở các mảng tường có hướng đông và tây. Cửa sổ chớp rất được chuộng vì vừa che nắng, lại vừa thoáng gió. Đối với hướng đông và tây, tốt nhất nên dùng loại cửa sổ có cả cánh kính và cánh chớp.
Theo cấu tạo
Cửa sổ có cấu tạo hất ra ngoài
Cửa sổ mở bản lề ngang (cửa sổ mở giống như cửa đi): là loại cửa thông dụng nhất, có thể gồm một cánh hoặc nhiều cánh. Loại này thông gió tốt nhất và cung cấp rất nhiều ánh sáng vào trong phòng. Nên dùng ở những hướng có tầm nhìn đẹp.
Cửa sổ mở hất ra ngoài (bản lề ở trên đỉnh, mở ra ngoài từ phía dưới): thông gió tốt và tránh mưa hắt vào phòng, thích hợp với các phòng ở nhà cao tầng và không có ô văng cửa sổ.
Cửa sổ trượt ngang: cánh cửa trượt ngang trên ray trượt, diện tích thông thoáng nhiều nhất chỉ bằng nửa diện tích cả cửa sổ. Loại trượt ngang có ưu điểm không chiếm diện tích, không bị va đập cánh do gió, thích hợp với phòng trên tầng cao.
Cửa sổ cố định: hay còn gọi là vách cố định. Loại này dùng để lấy sáng, không mở được, không cho lưu thông gió trong và ngoài phòng, thường dùng trong các không gian lớn có tầm nhìn đẹp, hoặc ở trên cao, làm mở rộng tối đa diện tích cửa sổ.
Cửa sổ mở quay quanh trục giữa cánh: có hai loại, quay quanh trục ngang và quay quanh trục đứng. Loại quay quanh trục đứng được sử dụng nhiều, thông gió tốt và rất thích hợp với căn phòng có phong cách kiến trúc hiện đại.
(Theo Đô thị)
Cửa sổ theo Phong thủy
Yếu tố phong thủy cho cửa sổ rất cần phải lưu ý. Vì giống như cửa chính, cửa số cũng là nơi đón ánh sáng, vượng khí cho ngôi nhà.
Xu hướng căn phòng mở
Các căn nhà ngày càng được thiết kế nhiều cửa sổ vừa có thể lấy sáng tự nhiên vừa thu hút và điều hòa không khí trong nhà.
Tuy nhiên, thiết kế cửa sổ cần phải lấy sự đối lưu không khí trong nhà làm điểm trọng tâm, tránh làm cửa sổ quá nhiều gây rối loạn trường không khí điều hòa bên trong ngôi nhà. Thuật Phong thủy kỵ điều này vì sẽ làm không khí trong nhà căng thẳng, cuộc sống mọi người trong nhà không được ổn định hoặc bình an. Ngược lại, nhà có quá ít cửa sổ sẽ làm cho không khí không được lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại.
Nguyên tắc thiết kế cửa sổ
Tùy theo kết cấu của ngôi nhà và sở thích của bạn, bạn có thể thiết kế kích cỡ cửa sổ khác nhau. Tuy nhiên, cạnh trên của cửa sổ phải đảm bảo cao hơn đầu của người lớn lúc đứng cạnh cửa sổ, tránh che khuất tầm mắt hoặc phải khom lưng khi muốn nhìn ra bên ngoài.
Khi chọn hướng mở cửa sổ, nên tránh hướng Tây vì mặt trời hướng Tây chói chang sẽ khiến chủ nhà đau đầu, dễ cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người sống trong đó. Nếu không còn hướng nào khác để mở cửa sổ thì nên treo chuông gió thủy tinh (pha lê) dạng giọt, hình cầu, có nhiều mặt để biến ánh nắng mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động.
Theo Phong Thủy, nếu cửa sổ nhìn ra bệnh viện hoặc một góc nào đó ở phía đối diện nên dùng rèm hoặc mành làm từ chất liệu tự nhiên. Tùy vào hướng của cửa sổ mà chọn loại rèm cửa thích hợp. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ vào nhà quá mạnh nên dùng rèm cửa loại dầy, rèm hai lớp. Tuy nhiên, không nên dùng rèm cửa quá dầy để che chắn cửa sổ trong căn phòng nhỏ hẹp tránh làm cho căn phòng thêm u tối, ẩm thấp. Ngược lại, dùng mành cửa mỏng có màu nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào vừa phải hoặc hơi yếu.
Nên thường xuyên lau rửa cửa sổ, giặt rèm cửa hoặc thay rèm khi đã cũ, đánh vecni hoặc sơn lại cánh cửa gỗ để cửa sổ luôn sạch sẽ, tránh đưa bụi vào nhà.
Theo Newcolour
Xử lý cửa sổ
Cửa sổ thường được xem là một trong những yếu tố khá quan trọng trong thiết kế kiến trúc. Để làm đẹp cho nhà, các bạn có thể tham khảo một số ý tưởng về cách xử lý cửa sổ như sau:
Trong một phòng màu trắng như căn bếp này, một “mảng” đen đơn giản may từ phần vải thừa đôi khi lại rất cần thiết và hợp thời trang. Bạn có thể tăng tác động của việc xử lý này bằng cách chọn một màu thật tương phản.
2. Am hiểu chiều dài
Mua màn cửa mỏng màu vàng nâu rồi treo chúng từ một thanh gỗ được gắn ở trên cửa sổ sao cho chúng vừa phủ chấm sàn nhà.
3. Hãy cho rèm cửa một cơ hội thứ hai
Với một chút khéo léo và những kỹ năng may vá cơ bản, bạn có thể đem lại một cái nhìn mới về việc xử lý cửa sổ theo phong cách riêng. Bắt đầu với một rèm cửa trung tính (có thể bạn đã dùng trong nhiều năm, nhưng bây giờ muốn làm mới lại) và may một loại vải tương phản ở chân từ bậu cửa sổ đến sàn nhà. Phủ đường may nổi với ruy băng hình chuỗi hạt. Cách này rất phù hợp với việc bạn chuyển nhà và cần một cái màn cửa vừa với kích thước ngôi nhà mới của mình.
4. Tinh tế với các kiểu dáng
Với việc xử lý cửa sổ táo bạo bằng cách chọn màu vàng nắng. Phong cách “ton sur ton” cũng gây được chú ý nhưng không làm rối với các thứ khác trong phòng mà bạn đã đầu tư khá nhiều tiền như thảm hay ghế sofa.
5. Làm giả một cái ghế ở cửa sổ
Đôi khi một bức tường phẳng với một cửa sổ tự nhiên sẽ không làm nên sự thú vị. Bạn có thể tạo một khung ghế bằng cách kê hai cái tủ sách lại gần cửa sổ và kê thùng đồ chơi được chụp lên với một cái đệm rồi lựa chọn một màn che màu sáng để cho ánh sáng xuyên qua ngay cả khi màn được buông xuống.
6. Kết hợp với các màn vải
Nếu ý tưởng bổ sung vải để kéo dài bức rèm cửa để lại cho bạn cảm giác nửa vời, hãy thử “đóng khung” rèm cửa với một loại vải tương phản. Bạn có thể may những mảnh vải tương phản, nhiều sọc hoặc hình vuông vào bức rèm cũ.
7. Làm mới rèm cửa nhanh và đơn giản
Chỉ có 60 giây? Đó là tất cả thời gian để tạo ra một bức rèm đơn giản với những mảnh vải sọc. Những lớp vải gọn gàng với những khoảng rộng khác nhau được gắn vào dây treo bằng những cái kẹp. Đôi khi trông đẹp hơn nếu những mảnh vải để được để một cách tự nhiên và không có một trật tự nào cả.
8. Thêm cảm giác kỳ diệu
Hãy nhìn rèm cửa mỏng manh trong ánh sáng mới lạ bằng việc tập trung vào cái gì đằng sau nó. Những bức rèm mỏng màu tím in hình cây pom-pom được đặt sau các cửa sổ này tạo cảm giác như lạc vào thề giới thần tiên.
9. Che màn sáo
Tuổi Trẻ
Cửa sổ hợp phong thủy
Khi xây cất nhà, vị trí và kích thước cửa đi cũng được quan tâm nhiều hơn vì nó ảnh hưởng đến giao thông và sắp xếp nội thất. Thế nhưng các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong việc thông thoáng, gia giảm luồng khí, đặc biệt khi cửa đi phải đóng kín vì lý do an ninh.
Không ít gia chủ băn khoăn về số lượng, tỷ lệ và kích thước cửa đi với cửa sổ thế nào cho phù hợp. Phong thủy không quy định bắt buộc về số lượng cửa trong mỗi nhà, mỗi gian phòng. Điều cốt yếu là sự tương quan giữa hệ thống cửa sổ, cửa đi với toàn thể không gian sử dụng. Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà nhiều cửa sổ hay mở những mảng kính rộng thì tính hướng ngoại tăng, phù hợp với nơi tập trung đông người như phòng khách, làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh… Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.
Theo nguyên lý Âm – Dương, xét về mặt Tĩnh – Động thì những chỗ cần giao tiếp và thay đổi thường xuyên (Dương thịnh) nên có nhiều cửa sổ. Ví dụ như phòng khách, chỗ bán hàng, phong ăn hay sinh hoạt gia đình (có thể khuất tầm nhìn từ ngoài vào nhưng phải hướng ra thiên nhiên). Còn đối với không gian cần sự tĩnh lặng (Âm thịnh) và riêng tư như phòng ngủ, phòng làm việc, vệ sinh… thì chỉ nên bố trí cửa sổ kích thước vừa phải và chủ động điều chỉnh được ánh sáng và tránh gió lùa.
Nên mở cửa sổ như thế nào?
Làm cửa sổ là để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt hoặc… bên nhắm bên mở. Muốn vậy, hướng mở cửa sổ rất quan trọng. Thứ nhất, cửa sổ phải được mở về hướng gió tốt như nam, đông nam, tây nam và hướng ánh sáng ổn định (bắc, nam). Có khi hướng cửa chính của nhà là tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở hướng bắc – nam bên hông thì nên tận dụng.
Thứ hai, cửa sổ mở ra cần thu vào tầm nhìn, cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong đồng thời lại tránh được người ngoài nhìn vào. Do đó không nên mở cửa sổ ở đầu giường hay thẳng cuối chân giường. Tốt nhất là chếch góc để giường ngủ nằm trong vùng khuất sáng, vừa thuận lợi cho bố trí đò đạc, vừa tránh hung khí tác động vào người nằm.
Thứ ba, khi cửa đi phải đóng thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế nên chú ý bố trí thêm các cửa sổ trên cao. Loại cửa này có ưu điểm là thoát luồng khí sát trần, tránh khí quẩn, giảm tầm nhìn ngoài vào, và bổ sung thêm được ánh sáng từ trên cao. Nếu các cửa sổ phòng mở đối diện thẳng hàng nhau, một dạng trực xung thì luồng gió vào phòng sẽ hút rất nhanh và khó bố trí vật dụng sinh hoạt ổn định. Khi đó, nên sắp xếp đồ nội thất theo cách che chắn, giấu đi sự bài trí “thẳng hàng”, có thể là một bức bình phong hay một bức mành, hoặc đặt thêm chậu cây và rèm cửa.
(Theo Nhà Đẹp)
Linh hoạt cho cửa sổ
Cách thức xưa nay thường đặt cửa sổ cao khoảng 0,8 – 1m so với mặt nền nhà và thường là cách 0,8m – ngang tầm như lan can, người có thể chồm ra ngoài. Tuy nhiên, kiến trúc đương đại thì “vô chừng, có khi hạ sát nền”, kỹ sư xây dựng Nguyễn Văn Bắc nói.
Để tương thích với không gian “chứa đựng” ngôi nhà, hướng nắng gió, tạo góc nhìn… mà các công trình có những phương thức thể hiện có sự khác biệt. Tuy nhiên, mỗi thiết kế về vị trí, độ cao – thấp, rộng – hẹp… cửa sổ đều có những công năng sử dụng của riêng nó.
Trong điều kiện có thể ở xứ nhiệt đới nhiều nóng ẩm, các công trình thường trổ nhiều cửa sổ và cửa sổ to, rộng để đón ánh sáng trời và tạo sự thông thoáng tự nhiên. Ở đó, có những đợt gió mùa khắc nghiệt, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa tây nam, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa đông bắc. Nhưng hướng gió tốt mà dân gian ưa thích là hướng nam có gió lành mát mẻ.
Xu hướng hạ thấp cửa sổ xuống tận nền hay cận nền và trổ rộng thường được tổ chức ở phòng khách, phòng sinh hoạt chung hay phòng ngủ. Và, không gian các phòng này thường kê những đồ dùng cũng… hạ thấp, có tầm nhìn ra khoảng sân dù nhỏ với cây cảnh, hoa cỏ. Từ đó, tạo cho những không gian đó thoáng rộng ra, gần gũi môi trường tự nhiên một cách liên hoàn hơn.
Hoặc có những trường hợp không thể mở cửa sổ như thông thường – cách nền 0,8m vì vướng lối đi, góc nhìn “lồ lộ” từ ngoài vào; hay nhà nhỏ hẹp chẳng hạn, ở đó dụng vào công năng khác, không thể trổ cửa sổ… Khi đó, có thể lại phải mở cửa sổ trên cao gần phía trần phòng để thu ánh sáng và đối lưu không khí tự nhiên. Nhiều thiết kế, dù đã có cửa sổ chính rồi vẫn mở thêm những cửa sổ phụ trên các loại đầu cửa chính, làm tăng sự thoáng khí và tăng độ sáng cho các không gian nội thất.
Chưa kể mẫu mã và chủng loại vật liệu chế tác cửa sổ, riêng cách mở cánh cửa cũng đã đa dạng thể. Và chính có nhiều cách mở như vậy, người thiết kế có nhiều sự lựa chọn để tạo công năng sử dụng tốt tuỳ những tình huống cụ thể cũng như tạo nên yếu tố thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ví dụ, cửa sổ mở cánh ra – vào thông thường; cửa sổ mở chống một góc chừng 45 độ; cửa sổ cánh lùa; cửa sổ mở lật lên xuống bằng những lá cửa; cửa sổ mở nghiêng; cửa sổ hai lớp, trong là kính, ngoài lá sách… Mỗi cách thức đều có tác dụng nhất định, tạo không gian sống giao tiếp được nhiều với môi trường bên ngoài.
Cửa uPVC – Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Cửa sổ là đôi mắt của ngôi nhà, thường được bố trí ở những vị trí rất dễ thấy nhất. Vì thế, làm một khung cửa sổ ấn tượng sẽ tăng thêm vẻ đẹp cho toàn ngôi nhà, dù bằng những cách đơn giản nhất.
Làm đẹp cửa sổ không có nghĩa là chỉ làm đẹp phần bên trong ngôi nhà mà phía bên ngoài cũng cần được chú trọng. Đối với những ngôi nhà mà cửa sổ hướng ra đường hoặc ở những vị trí dễ nhìn thì việc trang trí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo của ngôi nhà.
Để làm đẹp cho phía bên ngoài của khung cửa sổ, hãy sơn phần khung cửa với những màu sắc theo cá tính gia chủ và hài hòa với màu của bức tường. Công việc này cũng không đòi hỏi mất quà nhiều thời gian và công sức của bạn nhưng sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ. Khung cửa sổ của bạn sẽ trở thành điểm nổi bật khiến cho ngôi nhà của bạn đáng yêu hơn.
Trồng những bồn hoa nhỏ hoặc treo những chậu hoa bên dưới bệ cửa. Thông thường cách này chỉ áp dụng với những cửa sổ là dạng cửa trượt, cửa chớp hoặc là cửa mở vào bên trong. Bạn nên chọn những loại cây nở hoa quanh năm và dễ chăm sóc. Một số loại cây mà bạn có thể lựa chọn là hoa mười giờ, đồng tiền, hồng tỷ muội…. Nên kết hợp nhiều loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau để cho “khu vườn” nhỏ của bạn thêm đa dạng.
Đối với những khung cửa sổ thấp, gần mặt đất bạn có thể trống những loại cây leo như cây tigôn, hồng leo… và làm dàn xung quanh khung cửa sổ để tạo hình ảnh về một khung cửa sổ cố điển.
Phía cửa sổ bên trong ngôi nhà cũng có thể được trang trí bằng rất nhiều cách đơn giản. Tận dụng khung cửa sổ làm nơi để những bức ảnh của các thành nhiên trong gia đình, những món quà hoặc đồ lưu niệm mà bạn sưu tầm trong những chuyến đi. Tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng để trưng bày vì mục đích chính của khung cửa sổ vẫn là lấy ánh sáng và gió. Nếu bạn bày biện quá nhiều sẽ gây khó khăn cho việc đóng mở cửa và làm cho khung cửa trở nên lộn xộn.
Những chậu hoa hoặc lọ hoa thủy tinh trên khung cửa sẽ tạo cho bạn cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn. Nên chọn những bình hoa nhỏ để không cản trở việc đưa ánh sáng vào phòng.
Chuông gió và những tấm rèm tự tạo cũng là một trong những ý tưởng hay cho việc trang trí cửa sổ.
Phương Vy
Công ty CP VnKientruc
Cửa ra vào và cửa sổ
Cửa ra vào tượng trưng cho sự tự do và sự tiếp cận của chúng ta với thế giới bên ngoài; chúng cũng là hàng rào ngăn cách, vừa để bảo vệ, vừa mang lại sự nâng đỡ và thoải mái cho chúng ta
Cửa sổ như thể con mắt của chúng ta nhìn ra thế giới.
Cả hai có vai trò quan trọng trong thuật phong thủy; nếu, sự tiếp cận hay tầm nhìn của chúng ta thông qua chúng vì lý do nào đó bị ngăn trở thì chúng ta có thể hứng chịu những hậu quả không hay.
Cửa ra vào
Cửa chính mở ra cho phép chúng ta bước vào một căn phòng hay vào thế giới bên ngoài. Cửa đóng kín là muốn tách căn phòng hay toàn bộ ngôi nhà của chúng ta ra khỏi môi trường xung quanh. Nếu một trong hai chức năng này bị cản trở, lúc ấy luồng khí quanh nhà sẽ chịu thiệt hại.
Cửa mở không trơn tru, kêu cọt kẹt, có bản lề hư hay tay nắm gắn quá gần với cạnh cửa khiến các khớp ngón tay bị trầy khi mở cửa, tất cả điều này phải được sửa chữa. Hãy đặt một cái chêm gần những cửa thường bị gió đóng sầm gây bực mình, khó chịu.
Tốt nhất, cửa không nên mở theo hướng làm cho tầm quan sát toàn bộ căn phòng bị hạn chế, nhưng cửa chính của những căn nhà xưa thường mở ra theo cách này một phần là để tránh gió lùa, và phần khác có thể là để tỏ lòng khiêm tốn của gia chủ theo cách hiểu của những người thời đó.
Cửa sổ
Loại cửa sổ trượt chỉ mở được một nửa làm hạn chế lượng khí có thể vào phòng. Loại cửa hai lớp cũng chỉ mở được một nửa và cũng có tác dụng tương tự. Tốt nhất là các cửa sổ đều có thể mở hết cả hai cánh và hướng ra ngoài.
Hãy cẩn thận với loại cửa sổ panô hai lớp cố định chỉ mở đuợc một ô bé xíu phía trên. Loại cửa sổ này có thể gây ra nguy cơ chết người khi hỏa hoạn xảy ra; chúng thường được gắn kiếng dày, chịu được lực mạnh, vì vậy hầu như không thể đập bể kiếng.
Nếu nhà của bạn lắp loại kiếng này thì bạn nên gỡ bỏ càng sớm càng tốt, nhất là ở phòng trẻ em. Dĩ nhiên sự an toàn ở các phòng của trẻ em là điều phải nghĩ đến đầu tiên và cần phải có những biện pháp để bảo đảm rằng trẻ không thể bị ngã nhào ra ngoài cửa sổ.
Điểm cao nhất của cửa sổ phải cao ngang tầm với người cao nhất trong nhà. Phải để mọi người trong nhà quanh năm nhìn thấy được bầu trời nếu không họ sẽ bị mất liên lạc với thế giới tự nhiên.
Màn cửa sổ buông rũ không chỉ cản tầm nhìn mà còn làm giảm đáng kể lượng khí trong phòng, còn loại mành mành sẽ chẻ nhỏ luồng khí đi vào phòng.
Nếu ban ngày màn cửa luôn được kéo che kín, bạn có nguy cơ bị trầm uất và dễ bị tổn thương. Màn cửa bằng lưới, mặc dù cần thiết ở một vài nơi, có thể làm nhòa hình ảnh ngoài cửa sổ.
Hãy thử nghiệm với một số giải pháp khác như đặt những chậu cây lớn, dùng kiếng màu hay dán đề-can trong để ngăn người bên ngoài nhìn vào. Mục tiêu là làm sao có thể nhìn ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, với cửa sổ mở về hướng tây nam, vào mùa hè cần dùng loại màn cửa dày hơn, nhất là đối với phòng học hoặc nhà bếp.
Nhà quá nhiều cửa sổ có thể làm dương tính trong nhà trở nên thái quá vì chúng đầy ắp khí, ngược lại nhà quá ít cửa sổ làm hụt khí và mang tính âm. Cửa sổ quá gần sàn ở tầng sát mái sẽ tạo cảm giác bất ổn; nên đặt phía trước cửa một vật vững chắc hay một cái bàn thấp.
Phòng tắm phải có cửa sổ và thông khí, nếu không được, nên đặt trong phòng một vật trang trí có nước chứa dầu thơm và một quạt hút.
Không nên trổ quá nhiều cửa sổ trong phòng ăn vì cần phải để khí tụ quanh bàn ăn và thức ăn mà chúng ta đã chuẩn bị cho gia đình và bạn bè.
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.
Theo phong thuỷ
Thiết kế cửa sổ bếp
Sáu ý tưởng thiết kế cửa sổ sau đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp căn bếp của gia đình bạn có những điểm nhấn riêng biệt và tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn.
1. Không nhất thiết phải quá cầu kỳ
Không nhất thiết phải quá cầu kỳ trong việc thiết kế khung cửa sổ, thay vào đó xu hướng mới hiện nay là càng đơn giản càng đẹp và dễ gây ấn tượng.
Khung cửa sổ có gờ mái đua và rèm che vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế.
2. Ánh sáng
Ánh sáng cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm. Thiếu ánh sáng chính là nguyên nhân làm giảm giá trị căn bếp.
Một chút cách điệu cho khung cửa sổ bằng cách tạo thêm các mái vòm hoặc đường diềm… sẽ tạo nên nét mới lạ cho căn bếp nhưng vẫn tận dụng được ánh sáng thiên nhiên.
3. Sử dụng rèm cửa
Nếu bạn dùng rèm cửa bằng vải nên nhớ hãy chọn loại có màu sắc tương ứng với căn bếp và họa tiết hợp thời nhất.
Bạn có thể chọn màu rèm là sự kết hợp của đa màu sắc như màu cam, màu đào, màu hồng vàng kết hợp với gam màu xanh, đen và vàng.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng loại rèm hoa có đính đăngten ở phía dưới.
Nếu gian bếp nhà bạn có diện tích nhỏ hẹp, nên chọn loại rèm cửa sổ màu sáng bởi chúng sẽ giúp tăng diện tích của căn bếp, làm bếp sáng hơn.
Trái lại gam màu nóng và ấm sẽ thích hợp với những căn bếp có diện tích sử dụng lớn.
4. Song cửa độc đáo
Một xu hướng mới trong quá trình thiết kế khung cửa sổ, đó là những song cửa sổ được làm từ chất liệu mây, tre đan hoặc các loại sợi nhân tạo.
Một chút cải biên ở song cửa sổ sẽ tạo nên nét mới mẻ cho gian bếp của bạn nhưng vẫn giữ được nét cổ điển vốn có.
5. Tránh lạm dụng sáng tự nhiên
Việc lạm dụng quá nhiều ánh sáng trực tiếp từ mặt trời sẽ khiến phòng trở nên nóng hơn và sáng chói.
Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này là hãy sử dụng những bức rèm che, chúng sẽ có tác dụng lọc ánh sáng để giảm tình trạng ánh sáng chói.
6. Tạo những đường vòm cong
Thông thường căn bếp nhà bạn thường được thiết kế bằng những đường thẳng và hình vuông góc, vậy nên việc sáng tạo một chút đường vòm cong sẽ làm mới cho không gian sống, đặc biệt thích hợp với những căn bếp diện tích nhỏ hẹp.
Các đường viền cong có thể được sáng tạo trên khung vòm cửa sổ, chậu rửa bát hình tròn…
Thông thường cửa sổ được thiết kế trên tường và thường được ưu tiên mở cửa vào bên trái.
HÀ THU – V.N.A. (Theo HGTV)
10 xu hướng cho cửa sổ nhà bạn
Đã đến lúc cửa sổ nhà bạn được giới thiệu vào thế kỷ 21. Ở đây là những xu hướng mới nhất trong việc xử lý cửa sổ, và đảm bảo những cửa sổ sẽ trở nên thật ấn tượng.
1. Nguyên liệu thô
Sự sống trong nguyên liệu thô thực sự sẽ làm ngôi nhà trở nên gần gũi với thiên nhiên.
Những vân gỗ nổi trên màn sáo tre là sự lựa chọn phổ biến.
Một trong những cách nhanh nhất làm mới cửa sổ là xử lý màu sắc. Năm 2007, hy vọng sẽ thấy màu trắng đi với màu đen.
Theo các chuyên gia thiết kế, màu xanh da trời đang trở thành màu “đỏ” mới trong công nghiệp xử lý cửa sổ. Màu hồng, cam và vàng vẫn được sử dụng phổ biến như một tông màu quý phái trong khi màu nâu tiếp tục chiếm ưu thế.
Vải luxe đúng như tên gọi của nó – sang trọng và phô trương với loại vải dày và màu đậm.
Đi với các loại vải sang trọng còn bao gồm cả nhung, lụa, da thuộc…
Dùng tre để che chắn và đồ dùng trang trí tiếp tục là khuynh hướng được ưa chuộng. Theo các chuyên gia thiết kế, đồ trang trí bằng kim loại từng làm “bá chủ” nhưng hiện đang phải nhường chỗ cho gỗ và các chất liệu tự nhiên khác.
Tre được lựa chọn bởi chất lượng ổn định và sự thân thiện với môi trường.
5. Nhung và lụa
Giống như vải luxe, nhung và lụa thiên về khuynh hướng sang trọng trong công nghiệp thời trang, và ngày nay khuynh hướng thời trang và nội thất hầu như đi đôi với nhau.
Ở đây, chỉ có một băng lụa hiện diện trên chiếc màn sáo hiện đại nhưng mọi cảm giác đã trở nên khác hẳn.
6. Những đường viền
Xử lý cửa sổ đôi lúc không cần phải cầu kỳ. Rất đơn giản, những đường viền đang chiếm ưu thế không chỉ ở thời trang cửa sổ mà trong mọi đồ dùng trang trí.
Tạo ra những hình bóng tương phản với cửa sổ mang lại cái nhìn đẹp, hiện đại với bất kỳ cửa sổ và căn phòng nào.
7. Vải hoa sậm
Vải hoa in đậm và lớn hơn là sự lựa chọn hàng đầu cho việc xử lý cửa sổ năm nay.
Những hoa màu sáng thu hút thị hiếu truyền thống và mang lại một không khí trẻ trung.
8. Panô lụa
Nhiều chuyên gia thiết kế tin tưởng chất liệu này sẽ bùng nổ vào năm 2007.
Lụa là sự lựa chọn cao giá cho việc xử lý cửa sổ. Nước bóng và sự xa xỉ của vải sẽ nhanh chóng đánh thức những căn phòng vô tri vô giác.
9. Công nghệ hiện đại
Công nghệ đóng vai trò lớn trong cuộc sống và khi đó con người lại thích quay về với sự đơn giản.
Màn sáo cửa sổ giờ đây có thể được điều khiển bằng remote, tuy nhiên, chỉ vì cửa sổ bạn cần công nghệ cao.
10. Thiết kế màu xanh lá
Thiết kế màu xanh lá vừa kinh tế vừa thân thiện với môi trường. Đây là một khuynh hướng đang phổ biến ở người tiêu dùng.
Màn sáo và rèm giúp bạn che ánh sáng bên ngoài, nhưng giờ đây chúng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền bạc nhờ màu xanh lá trong nhà giúp mọi thứ trở nên dịu nhẹ. Việc xử lý cửa sổ phổ biến ở một số nơi là công nghệ đáp ứng được tự nhiên.
ĐÔNG ANH – H.TR (theo HGTV)